Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các công ty được thành lập ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Các chủ thế có thể lựa chọn nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu, số thành viên góp vốn, ngành nghề kinh doanh… Nhìn chung, mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng nhưng tất cả các công ty đều phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Quý khách muốn thành lập công ty tại Bình Định và chưa biết cần đáp ứng những điều kiện gì? Bài viết hôm nay của Tư vấn Blue sẽ chia sẻ với quý khách những điều kiện này để giúp quý khách nhìn nhận tổng quát về việc thành lập doanh nghiệp.
- Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Chủ thể thành lập doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng có thể thành lập doanh nghiệp. Để mở công ty, các chủ thể phải thuộc đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thanh lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những trường hợp được cử là đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo quỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án,…
Ngoài ra, các loại hình doanh nghiệp khác nhau có yêu cầu riêng về thành viên sáng lập doanh nghiệp như:
- Doanh nghiệp tư nhân được thành lập bởi một cá nhân.
- Công ty TNHH một thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức.
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
- Công ty Cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
- Công ty Hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (và có thể có thành viên góp vốn).
- Yêu cầu về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Chủ sở hữu công ty có thể làm người đại diện theo pháp luật hoặc thuê người khách làm đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Người đại diện doanh nghiệp cũng có thể người Việt Nam hoặc người nước ngoài tùy theo nhu cầu của công ty. Người đại diện theo pháp luật có thể là Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV,.. Người nước ngoài làm người đại diện theo pháp luật của công ty cần có bản sao công chứng trong vòng sáu tháng Hộ chiếu và sổ đăng ký tạm trú.
- Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề cấm kinh doanh được quy định tại Điều 6 Luật đầu tư 2014 là các ngành nghề có khả năng phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam như mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người….
Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm và chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuỳ theo lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện trước hoặc sau khi đăng ký kinh doanh như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề,…
- Điều kiện về tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp, là dấu hiệu phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc đặt tên doanh nghiệp không tương tự hay gây nhầm lẫn với công ty khác là việc cốt yếu. Pháp luật đã quy định tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố
Tên doanh nghiệp có thể bị coi là nhầm lẫn khi:
– Tên tiếng Việt phát âm giống nhau;
– Tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài trùng nhau;
– Tên riêng chỉ khác bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó.
Tên doanh nghiệp gồm có tên Tiếng Việt, tên bằng Tiếng nước ngoài (nếu có) và tên viết tắt (nếu có).
– Tên Tiếng Việt có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
- Yêu cầu về trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi tiến hành các giao dịch của doanh nghiệp. Theo quy định pháp luật, trụ sở doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, quận,huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trên đây là một số thông tin về điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Bình Định. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà các điều kiện thành lập có thể khác nhau. Nếu quý khách còn thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với Tư vấn Blue để được tư vấn chi tiết và miễn phí!