Với những ưu điểm như cơ cấu tổ chức đơn giản do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn, công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức ưu tiên lựa chọn hiện nay. Vậy hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên gồm những bước nào, có phức tạp hay không? Bài viết hôm nay của Tư vấn Blue sẽ trả lời cho những thắc mắc trên của quý khách.
- Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên
Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Điều lệ công ty: bao gồm tất cả các thông tin như tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật, cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp,…
- Điều lệ cần có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp. Nếu chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là 2 người khác nhau thì trang cuối cùng của điều lệ công ty phải có chữ ký của 2 người.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức và trong trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để tiến hành thành lập công ty
Cá nhân, tổ chức thành lập công ty cần chuẩn bị các thông tin như tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật… Cần chú ý tên công ty phải chứa loại hình công ty và tên riêng. Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Tên công ty bị coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong các trường hợp sau:
- Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký.
Ngoài ra, cần chuẩn bị bản sao giấy chứng thực cá nhân có hiệu lực như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân) và đăng ký kinh doanh (đối với chủ sở hữu công ty là pháp nhân).
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên và nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh
Cá nhân, tổ chức tiến hành soạn thảo hồ sơ với đầy đủ các thông tin đã chuẩn bị như trên và chủ sở hữu cũng như các thành viên ký tên. Sau khi đã hoàn thành việc ký hồ sơ, chủ thể nộp hồ sơ đăng ký qua mạng trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hoặc nộp bản giấy trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Tiến hành Khắc con dấu và thực hiện thông báo mẫu dấu công ty
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu và thông báo mẫu dấu.
Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp nhưng nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp
Mẫu dấu công ty sẽ phải được công bố trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Dịch vụ thành lập công ty TNHH 1 thành viên tại Bình Định
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, Tư vấn Blue xin cung cấp đến quý khách dịch vụ thành lập công ty TNHH 1 thành viên tại Bình Định:
– Tư vấn cho doanh nghiệp về các thông tin cần cung cấp như tên, địa chỉ, số vốn, ngành nghề kinh doanh, thông tin chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật: Tư vấn Blue sẽ hõ trợ kiểm tra tên doanh nghiệp để tránh trùng lặp, nhầm lẫn với công ty khác; tư vấn nơi đặt trụ sở cho doanh nghiệp, về điều kiện trụ sở liên quan đến việc phát hành hóa đơn; về lựa chọn ngành nghề kinh doanh của công ty, tư vấn về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện…;
– Từ các thông tin của quý khách, Tư vấn Blue sẽ tiến hành soạn thảo đầy đủ hồ sơ đúng thủ tục và ký kết hồ sơ với khách hàng;
– Tiến hành nộp hồ sơ qua Cổng thông tin tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và theo dõi quá trình xử lý hồ sơ;
– Nhận kết quả và bàn giao kết quả tại nhà cho quý khách;
– Với dịch vụ hoàn thiện từ trước khi thành lập đến hậu thành lập, Tư vấn Blue sẽ tiến hành khắc dấu và thông báo mẫu dấu cho công ty sau khi đăng ký kinh doanh;
– Cung cấp dịch vụ chữ ký số giá rẻ và báo cáo thuế hàng quý cho quý khách có nhu cầu;
– Tư vấn các thủ tục sau thành lập về thuế, lao động, bảo hiểm,… cho doanh nghiệp;
– Dịch vụ xin các loại giấy phép con giá rẻ.