T7, 08 / 2020 9:18 sáng | minhanhqn

Mỗi tác phẩm văn học, âm nhạc, báo chí… đều là sự kết tinh của sự sáng tạo, là “đứa con tinh thần” của các tác giả. Nhưng trong cuộc sống hiện đại với sự phát triển của internet, máy móc, thiết bị, các sản phẩm sao chép, đạo nhái,  mạo danh tác giả đang xuất hiện ngày càng nhiều, xâm phạm đến quyền của tác giả đối với các tác phẩm của mình. Để bảo vệ “đứa con” của mình khỏi các hành vi xâm phạm, các tác giả nên đăng ký bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Nhằm giúp quý khách có cái nhìn tổng quát về vấn đề này, Tư vấn Blue xin gửi đến quý khách bài viết về Quyền tác giả và đăng ký bảo hộ quyền tác giả.

 

Quyền tác giả và đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại An Lão

  1. Quyền tác giả là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

  • Quyền nhân thân bao gồm các quyền:

Đặt tên cho tác phẩm;

Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

  • Quyền tài sản bao gồm các quyền:

Làm tác phẩm phái sinh;

Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

Sao chép tác phẩm;

Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

  1. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

  • Tác phẩm phái sinh nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
  1. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Theo Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ, các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  • Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
  1. Đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Có thể hiểu quyền tác giả bao gồm những quyền mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng… Các tác phẩm đó là sản phẩm trí óc của tác giả. Tuy nhiên, các cá nhân, tổ chức khác có thể sẽ có hành vi mạo danh, sao chép, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm,… Vì vậy, tác giả cần đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm để bảo vệ tác phẩm của mình. Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm.

  • Người có quyền được đăng ký quyền tác giả

– Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm vả chủ sở hữu quyền tác giả

– Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó dược công bố lần đầu tiên ở nước khác;tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

  • Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả

– Quyền nhân thân của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.

– Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ:

Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn 50 năm kể từ khi các tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình.

Tác phẩm khác không thuộc các loại hình tác phẩm kể trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

  • Điều kiện đăng ký:

– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký quyền tác giả cho các tác phẩm để bảo hộ bản quyền tác giả cho tác phẩm do mình sáng tạo nên.

– Các đối tượng bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

  • Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai);

Lưu ý: Tờ khai phải được thể hiện bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

– Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả; Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có)

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

– Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền.

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

Quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Bài viết cùng chuyên mục